Cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo kèn phát triển xanh tốt
Phong lan là loài hoa có hương sắc hoàn mỹ nhất. Mỗi loài đều có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều mang đến cái đẹp cho cuộc sống. Phong là là loài cây rất rễ sống tuy nhiên vấn còn một số loài khó sinh trưởng như lan hoàng thảo kèn. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hoàng thảo kèn cũng cần thực hiện theo những quy trình thì cây mới có khả năng sống sót và phát triển được.
Cách trồng Hoàng thảo kèn
Giống hoa lan hoàng thảo kèn hiện nay rất là hiếm, để trồng sống sót cũng không phải dễ. Nguy cơ tuyệt chủng khá là cao, quy trình và kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hoàng thảo kèn phải được kiểm soát chặt chẽ. Chính vi vậy, hôm nay blogchoi sẽ giới thiệu các bạn cách trồng và chăm sóc loại hoa này nhé
– Cách trồng hoa lan chỉ này áp dụng đối với môi trường và khí hậu miền bắc có mùa đông tương đối lạnh, còn khu vực miền nam có khí hậu nóng hơn thì áp dụng phương pháp cắt nước ép cây giống như trồng lan phi điệp.
– Thời điểm tốt nhất để trồng hoàng thỏa kèn sinh trưởng và phát triển là từ tháng 12 – 3 âm lịch năm sau.
– Sử lý cây giống: khi chúng ta mua cây mới thì mang đi cắt rễ cho gọn bỏ rể dập hỏng, sau đó treo lên giã cho quen với môi trường, lưu ý chưa cần phải tươi nước.
– Giá thể trồng: Nên dùng phương pháp và kỹ thuật ghép gỗ lũa, gỗ thì nên cắt khúc 15cm và bỏ vỏ, khi ghép xong thì treo lên cao, nơi thông thoáng gió, tránh ánh nắng chiêud trực tiếp (vì hoàng thảo kèn là loài hoa không chịu được ánh sáng trực tiếp)
Đặc điểm của lan hoàng thảo kèn
– Cách ghép lan hoàng thảo kèn vào lũa: Lan mới mang từ rừng về, trước khi đem ghép thì chúng ta nên cắt bỏ rễ chỉ chừa cách gốc chừng 2cm là được, trong trường hợp nếu không cắt rễ sẽ dẫn đến rễ bị thối, gây ảnh hướng đến phát triển của toàn bộ cây. Rễ mới sẽ mọc ra từ gốc thân non của cây hoa lan chứ không phải mọc ra từ gốc thân mẹ nhé các bạn.
– Khi ghép lan thì các bạn nên ghép sao cho thân hướng ngọn lên trên là được, tiếp theo ghim hay kẹp gốc chặt vào giá thể nhé
2. Cách chăm sóc hoa lan
Khi trông và ghép lan vào gỗ lũa thì chúng ta để cây phát triển ra mầm sau đó bắt đâu chăm sóc cây (nhớ giữ ẩm vừa cho cây) như sau
– Tưới nước: Chúng ta căn cứ vào loại giá thể trồng lan cũng như thời tiết mà tưới cây cho phù hợp. Thông thường ác bạn không nên để gốc lan chịu ẩm quá 6 – 8 tiếng trong một ngày (mùa mưa hay trời mưa tuy rất tốt nhưng nếu trời mưa nhiều thì chúng ta phải phun thuốc phòng chống bệnh thối nhũn hoặc thối rễ cho cây)
– Bón phân cho lan: Mùa sinh trưởng phát triển của hoa lan là sau mùa hoa, chồi non của chúng bắt đầu mọc từ gốc lên, lúc này ta nên dùng phân bón NPK 30-10-10 hoặc có thể dùng phân cân đối có NPK 20-20-20 tưới hàng tuần, pha loãng hơn liều lượng và phun, thỉnh thoảng các bạn cũng nên bổ sung thêm B1 cho cây khỏe.
– Phòng ngừa sâu bệnh cho cây:
+ Khi chúng ta trồng lan cẩn lưu ý kiểm tra xem cây có bị sâu bệnh, bọ hại hay không để phòng trừ cũng như chữa kịp thời.
+ Bệnh cây lan: vào mùa hè thì lan hoàng thỏa ken cũng dễ bị nhiễm một số bệnh phổ biến như thắt gốc, vàng lá, thối nón, đốm lá, thối nhũn do mùa này thời tiết nóng bức, mưa nhiều nắng thất thường. Vậy nên, ở thời kỳ này các bạn nên phun thuốc chống thối 2 – 3lần/tháng bằng thuốc trừ nấm như ridomil để có hiệu quả.
– Đối với mùa đông thì ở giai đoạn là lan thu nhựa nên chỉ khi thấy cây bị teo , héo lá thì mới tưới nước. Đến đầu thời kỳ đầu xuân ( cuối tiết đại hàn và đầu tiết lập xuân) thì chúng ta bón thêm phân kích hoa loại 10-30-10 đến khi cây nhú nụ thì thôi
Có thể nói loại hoa lan hoàng thảo kèn là loài hoa đẹp cũng như quý hiếm việc chăm sóc chúng cũng khá khó khăn. Vơi bài viết này hy vọng sẽ giúp ít được cho các bạn. Đây là kỹ thuật trồng hoa lan chỉ có người nhiều kinh nghiệm mới có. Chúc các bạn thành công
Related Posts
Cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo kèn phát triển xanh tốt
Hướng dẫn cách trồng hoa lan cho người mới bắt đâu